fbpx

Các Bước Cần Thiết Khi Tiến Hành Công Đoạn Mạ Kẽm Nhúng Nóng

Tin Tức WorldSteel

Phương pháp mạ kẽm nhúng nóng

Trong lĩnh vực xây dựng với các vật liệu bằng sắt, thép thì thường sẽ được phủ một lớp kẽm mỏng lên bề mặt để chống ăn mòn dưới tác dụng của môi trường. Có 3 phương pháp mạ kẽm chủ yếu gồm: phun sơn mạ kẽm, mạ điện phân và mạ kẽm nhúng nóng.

Mạ Kẽm Nhúng Nóng Là Gì?

Trong 3 phương pháp vừa kể trên thì phương pháp mạ kẽm nhúng nóng là phương pháp được áp dụng khá phổ biến.

Phương pháp này có tên tiếng Anh là Hot Dip Galvanized Steel – HDG, đây là quá trình thép được nhúng trong kẽm nóng chảy để tạo ra một lớp phủ chống rỉ sét. Thép, kết cấu thép được mạ kẽm và nhúng nóng có cấu hình tinh thể đặc trưng trên bề mặt của thép.

Thông thường thép được mạ kẽm có chiều dày lớp mạ lớn hơn nhiều so với phương pháp mạ điện phân và chính nhờ vậy nên nó cũng có độ bền cao hơn. Phương pháp này thường được ứng dụng trong các công trình ở ngoài trời, chịu tác động trực tiếp của thời tiết, môi trường.

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Hình Dạng Và Đặc Điểm Của Lớp Phủ Mạ Kẽm Nhúng Nóng

  • Kích thước và hình dạng của sản phẩm
  • Đặc điểm hóa học của thép
  • Các đặc tính của bề mặt thép
  • Thiết kế của sản phẩm
  • Quy trình mạ kẽm nhúng nóng

Các Công Đoạn Sản Xuất Thép Mạ Kẽm Nhúng Nóng

Xử Lí Bề Mặt

Trước tiên, thép được tẩy nhờn, rửa sạch các chất dầu mỡ, tạp chất bám dính trên bề mặt và rửa sạch bằng nước. Sau đó, thép được đưa vào các bể acid clohydric (HCl) để loại bỏ bụi bẩn và sự oxy hóa trên bề mặt của kim loại.

Sản phẩm trước khi đem đi nhúng kẽm cần sấy khô để khi nhúng sản phẩm vào bể nhúng kẽm không bị bắn tung tóe và bước sấy khô còn nhằm mục đích gia nhiệt sơ bộ cho chi tiết trước khi chuyển qua công đoạn nhúng kẽm.

Phương pháp mạ kẽm nhúng nóng
Các công đoạn quan trọng khi tiến hành mạ kẽm nhúng nóng

Nhúng Kẽm

Thời gian nhúng kẽm sản phẩm khoảng 5 – 8 phút tùy theo trọng lượng của thép với nhiệt độ từ 4400C – 4500C là phù hợp. Lúc này, kẽm nóng phản ứng với thép tạo thành một bề mặt hợp kim với các lớp riêng biệt. Lớp bên trong là khoảng 75% kẽm và 25% thép, còn lớp ngoài là 100% kẽm.

Làm Mát

Công đoạn này nhằm mục đích tạo độ bám chặt lớp kẽm phủ trên bề mặt sản phẩm và tăng khả năng chịu lực va đập, bền vững của lớp mạ.

12 Bước Quan Trọng Trong Quy Trình Mạ Kẽm Nhúng Nóng

Bước 1: Tẩy Nhờn

Trong quá trình gia công, bảo quản nhiều tạp chất luôn bám trên thép là điều dễ hiểu điển hình như một số chất nhờn, dầu mỡ, nếu thực hiện việc mạ kẽm nhúng nóng mà không loại bỏ tạp chất nhờn sẽ dẫn đến việc lớp kẽm khó có thể phù hoàn toàn và bám chặt lên bề mặt thép. Việc tẩy dầu mờ là khâu đầu tiên mà chúng ta sẽ thực hiện để loại bỏ tạp chất bề mặt thép.

  • Dung dịch tẩy dầu: KeboClean hoặc NaOH
  • Thời gian ngâm đối với KeboClean từ 10 – 15 phút, còn với NaOH là 30 phút

Bước 2: Rửa Sạch Sau Khi Tẩy Nhờn

Mục đích: rửa sạch kiềm (để không trung hòa khi mang qua bể acid) và váng dầu mỡ khỏi chi tiết. Đây là bể nước tràn.

Bước 3: Tẩy Rỉ Lần 1

Sử dụng dung dịch acid clohydric để tẩy rửa các phần rỉ sét trên bề mặt của thép.

Bước 4: Tẩy Rỉ Lần 2

Tẩy rỉ sét lần 2 trên bề mặt thép hoàn toàn. Sử dụng HCL nồng độ cho phép từ 8 – 15% nhiệt độ 10 – 30oC tùy theo tình trạng rỉ sét trên bề mặt mà quyết định nồng độ HCL. Thời gian ngâm cũng từ 20 – 60 phút.

Sau khi hoàn thành các công tác tẩy rỉ sét – rỉ set hãy rửa sạch Axit và các chất còn bám trên bề mặt sản phẩm bằng nước.

Bước 5: Rửa Sạch Sau Khi Tẩy Rỉ Lần 2

Nhúng hoàn toàn miếng thép vào bể nước để có thể tẩy rửa hóa chất như Acid và clorua ra khỏi bề mặt thép hoàn toàn.

Bước 6: Kiểm Tra

Kiểm tra xử lý tạp chất một lần nữa. Đây là bước kiểm định lại quá trình có đạt yêu cầu hay không nếu không thì sẽ xử lý dứt điểm làm sạch bề mặt tạp chất một lần nữa.

Bước 7: Xử Lý Hoá Chất

Với mục đích tăng cường cho thép khỏi bị oxy hóa và trong giai đoạn làm sấy và tăng mức độ chống thấm ướt của bề mặt kim loại thép trước khi mạ nhúng vào bể kẽm nóng.

Bước 8: Sấy Khô

Nhằm mục đích cho chi tiết bốc phần lớn hơi nước để khi dìm chi tiết vào bể nhúng kẽm không bị bắn tung tóe và bước sấy khô còn nhằm mục đích gia nhiệt sơ bộ cho chi tiết trước khi chuyển sang nhúng kẽm.

Bước 9: Nhúng Kẽm

Thời gian nhúng sản phẩm vào bề kẽm nóng: từ 5 – 8 phút theo trọng lượng của thép. Nhiệt độ phù hợp từ 440oC – 450oC.. Bắt đầu tiến hành lấy sản phẩm ra khỏi bể từ 3 – 5 phút để cho kẽm bám dính đủ trên bề mặt, kết hợp tạo động rung để loại bỏ phần kẽm thừa bám trên bề mặt sản phẩm

Mục đích: Nhằm bảo vệ thép không rỉ.

Bước 10: Khâu Làm Nguội

Nhằm mục đích tạo cho lớp kẽm phủ trên bề mặt chi tiết có tổ chức tế vi thích hợp, do đó lớp phủ bền hơn và bóng sáng hơn. Đây là bể nước tràn.

Bước 11: Dung Dịch Thụ Động

Nhằm mục đích tạo độ bám chặt lớp kẽm phủ trên bề mặt sản phẩm. Tăng khả năng chịu lực va đập, bền vững của lớp mạ (nâng cao độ không bong tróc của lớp kẽm phủ trong môi trường tự nhiên).

Bước 12: Kiểm Tra Thành Phần

Sản phẩm sau khi nhúng kẽm được tiến hành kiểm tra độ bám dính, chiều dày lớp mạ, màu sắc… Nếu sản phẩm đạt tiến hành nhập kho thành phẩm. Nếu sản phẩm không đạt thực hiện lại bước 1 theo như lưu đồ.

Tác Dụng Của Lớp Phủ Kẽm Sau Khi Khô Có 2 Chức Năng Bảo Vệ Gồm:

  • Bảo vệ thụ động (Passive Protection) với lớp màng chắn bảo vệ kim loại như các loại sơn truyền thống.
  • Bảo vệ chủ động (Active Protection) là chức năng chống ăn mòn Cathode (Cathodic Protection).

Thông tin liên hệ:

  • Hotline tư vấn: 028 6293 6666
  • Trụ sở chính: Số 55 Lê Thúc Hoạch, P. Phú Thọ Hòa, Q. Tân Phú, TP.HCM
  • Mail: contact@worldsteel.vn
  • Website: https://worldsteel.com.vn/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

We take processes apart, rethink, rebuild, and deliver them back working smarter than ever before.